Trong thời kỳ công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc quản lý học tập trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Thế nên Hệ thống quản lý học tập (LMS) trở thành công cụ quan trọng trong giáo dục.
Sau đây DotB sẽ phân tích rõ về Hệ thống LMS là gì để bạn có sự chọn lựa đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhé!
Contents
- 1 Hệ thống LMS là gì? Giải thích từ viết tắt LMS là gì?
- 2 Phân loại hệ thống LMS
- 3 Vai trò của hệ thống LMS
- 4 Liệt kê các chức năng của hệ thống LMS
- 5 Hệ thống LMS phù hợp với hoạt động những doanh nghiệp nào?
- 6 Lợi ích của việc sử dụng hệ thống LMS là gì?
- 7 Giới thiệu một số hệ thống LMS chất lượng trong năm 2024
- 8 Tổng kết
Hệ thống LMS là gì? Giải thích từ viết tắt LMS là gì?
Hiện nay, bởi đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục được thể hiện rõ trong thời kỳ bùng nổ Covid19 và sau này, Hệ thống LMS được nhiều trung tâm và trường học tin tưởng triển khai vào hệ thống của mình.
Để hiểu sâu hơn về LMS đầu tiên ta cần hiểu từ viết tắt của LMS là gì, cụ thể LMS là viết tắt của Learning Management System hay Hệ thống quản lý học tập. Hệ thống LMS giúp tối ưu việc tạo ra và phân phối tài liệu học tập, quản lý người học, theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả học tập.
Phân loại hệ thống LMS
Sau khi đã hiểu Phần mềm LMS là gì thì tiếp đây chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn cách phân loại Hệ thống quản lý học tập theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dựa vào mục đích sử dụng, tính năng, công nghệ sử dụng,…Hiện nay, LMS được phân ra 2 loại chính:
LMS thiết kế theo yêu cầu
- Việc chọn hệ thống được thiết kế theo yêu cầu chắn chắn là một “nước đi” an toàn vì vấn đề bảo mật sẽ được đảm bảo bởi hệ thống sẽ được xây dựng và phát triển từ đầu theo nhu cầu cụ thể của từng tổ chức.
- Việc tùy chỉnh Hệ thống quản lý học tập cũng giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực để triển khai hệ thống.
- Hoạt động đào tạo của tổ chức sẽ được nâng cao vì hệ thống sẽ hỗ trợ tiếng Việt, giúp người Việt tin tưởng và sử dụng dễ dàng.
- Tổ chức phải liên tục tìm hiểu và cập nhật các tính năng, giao diện thân thiện với người dùng để tối ưu trải nghiệm.
- Do đó, việc xây dựng từ đầu cũng như duy trì và tối ưu trải nghiệm người dùng đòi hỏi thời gian và một khoản chi phí nhất định.
LMS dùng mã nguồn mở
- Đối với Hệ thống LMS mã nguồn mở, hệ thống cho phép người dùng tùy chỉnh và đặt biệt là miễn phí.
- Đây là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp hay cơ sở giáo dục muốn tiết kiệm chi phí bởi có sự hỗ trợ từ cộng đồng rộng lớn.
- Tuy nhiên, việc triển khai và quản lý đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và thời gian để vận hành mang lại trải nghiệm và hiệu quả cao.
- Người dùng cũng phải đối mặt với vấn đề bảo mật bởi bất cứ ai cũng có thể vào đánh cắp hay chỉnh sửa dữ liệu.
Vai trò của hệ thống LMS
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm LMS là gì, DOTB mời bạn đọc tìm hiểu thêm về các cách hỗ trợ quản lý khóa học trực tuyến:
Hỗ trợ quản lý khóa học trực tuyến
LMS cho phép giảng viên tạo, chỉnh sửa lên lịch trình và nội dung từng khóa học, xóa các khóa học. Giảng viên cũng có thể xem thông tin, kết quả học tập của từng học viên.
Nền tảng học tập/ trao đổi công việc
Học viên có thể trao đổi bài học với nhau thông qua công cụ chat có trong LMS mà không cần chuyển qua phần mềm khác. Giảng viên cũng có thể dễ dàng trao đổi với học viên thông qua công cụ tin nhắn và email.
Quản lý người học viên và nhân viên
Trước đây, việc quản lý người học viên và nhân viên cần nhiều thời gian và công sức vì thực hiện bằng thủ công. Tuy nhiên, giờ có thể thay thế bằng hệ thống LMS để cung cấp các khóa học, theo dõi quá trình đào tạo và lưu trữ thông tin, đánh giá học viên giúp cải thiện chất lượng học tập.
Theo dõi tiến độ học tập và làm việc
Phần mềm LMS cung cấp cho giảng viên các công cụ để theo dõi tiến độ học tập từ xa của học viên. Các tính năng này giúp giảng viên có thể xem số lần truy cập bài giảng, tiến độ bài tập, kết quả kiểm tra của học viên trong từng giai đoạn cụ thể.
Xem thêm: Phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữ
3.5 Đánh giá và phản hồi thành tích học tập và làm việc
Việc đánh giá và phản hồi thành tích học tập giúp học viên nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu. Thế nên, phần mềm LMS cung cấp công cụ bảng điểm cho phép giáo viên đánh giá kết quả định kỳ của học viên thông qua kết quả bài kiểm tra, bài tập.
Qua đó, giảng viên có thể gửi phản hồi và hướng dẫn thông quá chức năng đánh giá cho từng học viên để cải thiện và phát triển bản thân.
Tích hợp các khóa học online
Để mở rộng nguồn dữ liệu học tập cho học viên, hệ thống LMS có tính năng tích hợp các khóa học trực tuyến.
Cho phép người dùng tham gia khóa học từ nhiều nguồn khác nhau. Cung cấp sự linh hoạt trong việc chọn lựa khóa học nhưng vẫn có đầy đủ tính năng như theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả,…
Báo cáo và phân tích chi tiết
Thông qua dữ liệu và công cụ có trong hệ thống, LMS có thể quản lý toàn bộ học viên từ đó đưa ra báo cáo, thống kê đầy đủ và nhanh chóng một cách hoàn toàn tự động.
Điều này giúp giảng viên có cái nhìn tổng quan về quá trình học tập của học viên để có thể dễ dàng phát triển năng lực của học viên.
Liệt kê các chức năng của hệ thống LMS
Và đó góc nhìn tổng quan để thấy được vai trò của Hệ thống quản lý học tập đối với việc học trực tuyến và khái niệm Hệ thống LMS là gì. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các chức năng của hệ thống:
Lưu trữ và quản lý dữ liệu
Đối với nguồn dữ liệu lớn trên nền tảng thì việc lưu trữ và quản lý dữ liệu là một phần tối quan trọng trong hệ thống LMS. Thế nên LMS có tính năng sao lưu định kỳ giúp dữ liệu không bị mất khi gặp sự cố.
Thông tin sau khi sao lưu sẽ được đảm bảo an toàn và được sắp xếp hợp lý để người dùng có thể truy cập khi cần thiết.
Chức năng bảo mật thông tin
Việc sử dụng các biện pháp bảo mật như xác thực, mã hóa, quản lý quyền truy cập, theo dõi hoạt động giúp ngăn chặn các hành vi không hợp lệ. Hệ thống bảo mật của Phần mềm LMS giúp hạn chế rò rỉ thông tin từ đó đảm bảo an toàn cho thông tin người dùng.
Tương thích đa dạng thiết bị
Đây là một yếu tố cần thiết bởi người dùng có thể truy cập và sử dụng nền tảng trên nhiều loại thiết bị, nhiều nguồn khác nhau. Tương thích đa dạng thiết bị giúp người dùng có thể sử dụng nền tảng một cách thuận tiện chỉ cần thiết bị có internet.
Theo dõi và kiểm soát các hoạt động
Để quản lý và đánh giá hiệu suất học tập của học viên, LMS có chức năng theo dõi và kiểm soát hoạt động của học viên.
LMS sẽ ghi lại các hoạt động bảo đảm góc nhìn tổng quan, theo dõi tiến trình học tập và phân tích dữ liệu giúp người quản lý có biện pháp cải thiện chất lượng học tập của học viên.
Thông báo lớp học hoặc các cuộc họp doanh nghiệp
Việc sử dụng thông báo qua email, thông báo trong LMS, tạo sự kiện, thông báo trực tiếp sẽ đảm bảo rằng người dùng nhận được thông tin mới nhất giúp nhắc nhớ lịch trình làm việc.
Tích hợp các trình chỉnh sửa
Tích hợp các trình chỉnh sửa giúp người dùng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ nội dung ngay trong nền tảng LMS một cách dễ dàng. Người dùng có thể chỉnh sửa văn bản, chỉnh sửa slide, chỉnh sửa video hay hình ảnh giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong việc tạo và quản lý nội dung trong LMS.
Cung cấp chứng nhận học tập/ làm việc
Chứng nhận học tập/ làm việc trong Hệ thống quản lý học tập sẽ được cung cấp, lưu trữ và quản lý tự động giúp người dùng có được sự công nhận cho thành tựu của mình. Hệ thống LMS còn có thể tích hợp với hệ thống bên ngoài giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong việc cấp chứng nhận trong LMS.
Hệ thống LMS phù hợp với hoạt động những doanh nghiệp nào?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, phần mềm LMS được dùng để đào tạo nhân viên, cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ, hỗ trợ khách hàng, cung cấp chứng chỉ, theo dõi tiến độ học tập và tích hợp với CRM. Việc sử dụng Hệ thống LMS giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ và quản lý quan hệ khách hàng.
Doanh nghiệp B2B
Hệ thống LMS không chỉ được sử dụng trong giáo dục mà còn được dùng trong doanh nghiệp B2B để đào tạo nhân viên, hỗ trợ nhằm đảm bảo đối tác hiểu rõ về sản phẩm. Ứng dụng LMS vào doanh nghiệp B2B sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và nguồn lực khi đào tạo nhân viên, quản lý đối tác,…
Doanh nghiệp B2C
Phần mềm LMS có thể được sử dụng trong doanh nghiệp B2C như cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ, hỗ trợ khách hàng dễ dàng hơn.
Việc sử dụng LMS giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ và quản lý quan hệ khách hàng.
Doanh nghiệp giáo dục
Bản chất của Phần mềm LMS là Hệ thống quản lý học tập nên đây là lựa chọn lý tưởng của doanh nghiệp giáo dục. LMS giúp doanh nghiệp thay thế các lớp học vật lý bằng các lớp học ảo. Từ đó tạo ra môi trường thân thiện, dễ dàng quản lý các khóa học cũng như phân phối bài tập và quản lý thông tin học tập của học viên.
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống LMS là gì?
Sau khi tìm hiểu về khái niệm về Hệ thống LMS là gì và các chức năng của LMS. DotB mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu về lợi ích mà Hệ thống LMS mang lại:
Không cần đến lớp vẫn học tập tốt
Với Hệ thống LMS, học viên không nhất thiết phải đến lớp mà có thể học từ bất kỳ nơi nào hay bất kì thời gian nào. Từ đây, học viên có thể phát triển kỹ năng tự học với nguồn tài nguyên phong phú trên nền tảng trực tuyến để học viên có thể sử dụng dễ dàng.
Linh hoạt thời gian học tập và làm việc
Lợi ích chính của học tập từ xa là sự linh hoạt về thời gian giúp học viên tự chủ về không gian làm việc, học tập cũng như thời gian làm việc, học tập. Học viên có thể tận dụng thời gian rảnh hay dễ dàng điều chỉnh lịch học theo lịch trình cá nhân từ đó tăng sự linh hoạt trong cuộc sống.
Tiết kiệm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí di chuyển cho nhân viên, chi phí mặt bằng, chi phí thuê giảng viên, chi phí tài liệu bởi giảng viên có thể dạy ở nhà và học viên cũng có thể học ở nhà thông qua nền tảng.
Hiện nay, hầu hết các nền tảng học trực tuyến và công cụ làm việc từ xa đều có thể truy cập thông qua các thiết bị di động như laptop, điện thoại,…Điều này cho phép người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng các tài liệu, công cụ và phần mềm liên quan.
Xem thêm: Sổ liên lạc điện tử Dotb Sea
Tăng sự kết nối giữa giáo viên và người học
Hệ thống LMS cung cấp các công cụ giao tiếp trực tuyến như diễn đàn, chat và email để giảng viên và học viên có thể trao đổi, giao bài tập dễ dàng.
Lưu trữ bài giảng trong lớp học trực tuyến
Việc lưu trữ bài giảng trên hệ thống LMS là điều cực kỳ quan trọng. Vì vậy dữ liệu trên hệ thống LMS sẽ được lưu trữ trên cả máy chủ nội bộ và đám mây điều này vừa đảm bảo an toàn dữ liệu vừa linh hoạt. Học viên có thể chủ động truy cập kho bài giảng đã được lưu để ôn tập từ đó khuyến khích tinh thần tự học của học viên.
Giới thiệu một số hệ thống LMS chất lượng trong năm 2024
Hiện nay có rất nhiều hệ thống LMS, hỗ trợ các nhà quản trị dễ dàng tạo các lớp học trực tuyến thay cho các lớp học trực vật lý. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu về LMS là gì? Tìm hiểu các nền tảng lớp học online trở thành chủ đề “HOT” mà tất cả các nhà quản trị đều tìm đến. Sau đây, DotB sẽ giới thiệu đến bạn một số nền tảng LMS uy tín nhất của những đối tác đồng hành cùng hệ thống phần mềm CRM quản lý trung tâm ngoại ngữ trong suốt nhiều năm qua!
Hệ thống Classin
Hệ thống Classin là một nền tảng học trực tuyến thiết kế đặt biệt cho giáo dục từ xa, được phát triển bởi công ty Beijing NetDragon Websoft Inc. Đây là một nền tảng giáo dục trực tuyến toàn diện, cung cấp các công cụ và tính năng để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập như ghi lại và tái sử dụng bài giảng.
Tạo môi trường thân thiện cho giáo viên và học sinh như một lớp học truyền thống. Hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức giáo dục như các trường đại học, trung tâm đào tạo,…
Hệ thống Cohota
Cohota là một phần mềm quản lý học tập dựa trên đám mây được thiết kế để cung cấp cho học viên trải nghiệm học tập linh hoạt.
Ứng dụng công nghệ số một từ Mỹ, hệ thống cung cấp các chức năng như tạo khóa học trực tuyến, cho bài tập về nhà, theo dõi tiến trình và đánh giá học viên.
Với slogan “ Giáo dục là chìa khóa” Cohota được các tổ chức giáo dục, doanh nghiệp tin dùng để cung cấp cho học viên cơ hội học tập linh hoạt, cá nhân hóa và tiết kiệm chi phí.
Hệ thống Microsoft Teams
Microsoft Teams là một nền tảng do Microsoft phát triển. Được thiết kế để người dùng làm việc nhóm hiệu quả hơn với nhiều tính năng như chat, cuộc họp video hay sử dụng Bot để tự động hóa các nhiệm vụ,…
Ngoài ra còn được tích hợp với các ứng dụng khác của Microsoft như OneDrive, SharePoint…Có thể nói đây là một nền tảng tuyệt vời giúp việc làm việc nhóm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hệ thống Google Meet
Google Meet là một nền tảng tạo phòng họp trực tuyến miễn phí. Được phát triển bởi Google với nhiều tính năng như mời tối đa 100 người, tạo và gọi video, chia sẻ màn hình, tạo bảng trắng,… Người dùng có thể truy cập từ nhiều nền tảng như web, iOS, Android. Đây là nền tảng thích hợp cho việc tổ chức cuộc họp và lớp học trực tuyến bởi tính linh hoạt tương thích đa nền tảng và tính bảo mật cao.
Hệ thống Zoom
Zoom là nền tảng chuyên dụng cho việc họp trực tuyến và học trực tuyến. Được phát triển với các tính năng như họp video với tối đa 1000 người tham gia, chat, chia sẻ màn hình, ghi lại cuộc họp trên đám mây,…
Người dùng có thể dễ dàng truy cập vào Zoom trên thiết bị di động hay ngay trên web thế nên Zoom là một trong những lựa chọn hàng đầu cho việc học từ xa.
Hệ thống WordsMine
Ban đầu, WordsMine được biết đến là một công cụ hỗ trợ học từ vựng tiếng anh hiệu quả trong thời gian ngắn, về sau thông qua nhiều lần nâng cấp tính năng, giờ đây WordsMine đã có thể dịch được đoạn văn bản dài một cách mượt mà cùng kho từ vựng rộng lớn.
Người dùng có thể truy cập WordsMine từ nhiều nền tảng khác nhau. Kho từ vựng rộng lớn cùng với các bài blog đa dạng chủ đề được cập nhật hàng ngày, WordsMine dần củng cố niềm tin và trở thành nền tảng học tập được người dùng tin tưởng.
Hệ thống Flyer
FLyer là hệ thống phòng luyện thi ảo đầu tiên tại Việt Nam. Flyer cung cấp nhiều công cụ giúp học viên có thể luyện thi chứng chỉ Cambridge & TOEFL Primary với lộ trình học tập rõ ràng. Kho tài liệu với hơn 1000 bộ đề cùng đội ngũ giáo viên năng động và nhiệt huyết sẽ giúp việc ôn thi chứng chỉ tiếng Anh trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Hệ thống TADATEAM
TADATEAM là một hệ thống quản lý công việc và dự án trực tuyến. Đội ngũ của TADATEAM sẽ hỗ trợ người dùng tạo và vận hành website giúp tối đa hiệu suất.
Nền tảng cung cấp các dịch vụ như thiết kế website, nâng cấp toàn diện và cài đặt chức năng website. Đây là giải pháp tốt nhất giúp tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian của người dùng.
Tổng kết
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, phần mềm LMS sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nền tảng học tập và làm việc trực tuyến hiệu quả và linh hoạt.Hy vọng với những thông tin này bạn có thể hiểu hệ thống LMS là gì và hiểu rõ về Hệ thống quản lý học tập để lựa chọn Phần mềm LMS phù hợp với nhu cầu của tổ chức
Nếu bạn đang quan tâm hay có bất cứ câu hỏi nào về Hệ thống LMS thì hãy lên hệ ngay với DotB qua hotline 028 7308 9091 – 096 126 9091 hoặc truy cập đến fanpage Dotb để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!