Ngoài việc học tập tại trường, tham gia vào các hoạt động truyền thông cũng là một phương pháp giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập. Trong bài viết này, DotB sẽ cùng bạn khám phá 7 ý tưởng truyền thông trường học nổi bật nhất năm 2024. Những ý tưởng này không chỉ thúc đẩy sự sáng tạo và kỹ năng giao tiếp của học sinh mà còn giúp tạo dựng môi trường học tập tích cực và năng động.
Các ý tưởng truyền thông trường học là gì?
Ý tưởng truyền thông trường học là một khái niệm trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, được áp dụng trong môi trường giáo dục. Đây là những ý tưởng sử dụng để truyền tải thông tin về các hoạt động, chương trình học, giá trị và thành tựu của trường học đến các học sinh, phụ huynh, và cộng đồng.
Mục tiêu của những ý tưởng này là tạo ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý, và tạo sự kết nối với đối tượng mục tiêu, từ đó thúc đẩy sự tham gia vào các hoạt động học tập và ngoại khóa, tăng cường sự gắn kết với trường học, và xây dựng hình ảnh tích cực cho ngôi trường.
Vì sao các đơn vị giáo dục cần phải xây dựng kế hoạch truyền thông hấp dẫn?
Dưới đây là những lý do giải thích vì sao các đơn vị giáo dục nên xây dựng một kế hoạch marketing cho trường học hấp dẫn.
Tăng thu hút và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
Để tăng sự thu hút và độ nhận diện cho các doanh nghiệp giáo dục thì việc xây dựng một kế hoạch marketing cho trường học là điều hết sức cần thiết. Bởi khi lên kế hoạch và triển khai thực hiện các ý tưởng truyền thông trường học sáng tạo và hiệu quả sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục dễ dàng thu hút của phụ huynh và học viên tiềm năng, từ đó nâng cao vị thế của trường học trên thị trường giáo dục.
Thu hút mạnh mẽ khách hàng tiềm năng
Một kế hoạch marketing cho trường học hiệu quả không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu mà còn thu hút mạnh mẽ khách hàng tiềm năng. Các ý tưởng truyền thông trường học có thể bao gồm các chương trình học thử miễn phí, các buổi tư vấn giáo dục, và các hoạt động ngoại khóa độc đáo. Những hoạt động này không chỉ thu hút học sinh mới mà còn tạo điều kiện để phụ huynh tìm hiểu và trải nghiệm môi trường học tập của trường một cách trực tiếp.
Tăng sự yêu thích về thương hiệu
Các ý tưởng truyền thông trường học được triển khai tốt sẽ giúp tăng cường sự yêu thích và lòng trung thành của học sinh và phụ huynh đối với trường. Bằng cách thường xuyên cập nhật và chia sẻ những câu chuyện thành công, thành tích nổi bật của học sinh, và các hoạt động ngoại khóa thú vị, trường học có thể tạo ra một hình ảnh tích cực và gần gũi, từ đó làm tăng sự yêu thích của cộng đồng đối với thương hiệu của trường.
Xây dựng lòng tin và sự chuyên nghiệp với khách hàng
Một kế hoạch marketing cho trường học được thiết kế cẩn thận sẽ giúp xây dựng lòng tin và sự chuyên nghiệp với khách hàng. Khi trường học có chiến lược truyền thông rõ ràng và minh bạch, phụ huynh và học sinh sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào chất lượng giáo dục mà trường cung cấp.
Các ý tưởng truyền thông trường học như việc tổ chức các buổi họp phụ huynh, gửi thông báo định kỳ về tiến trình học tập, và các chương trình hỗ trợ học sinh đều góp phần nâng cao lòng tin của khách hàng.
Tăng cơ hội thu hút đối tác, nhà đầu tư
Bên cạnh đó, khi xây dựng được nhiều ý tưởng truyền thông trường học ấn tượng còn giúp cho các đơn vị giáo dục có nhiều cơ hội thu hút đối tác và các nhà đầu tư. Chằng hạn như, các ý tưởng mùa tuyển sinh hiệu quả như tổ chức sự kiện networking, hội thảo chuyên đề, hay các dự án cộng đồng sẽ giúp cho trường học thu hút sự quan tâm từ các tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Từ đó, mở rộng mạng lưới hợp tác và tăng cường nguồn lực cho sự phát triển bền vững của nhà trường.
Tham khảo 7 ý tưởng truyền thông trường học sáng tạo nổi bật nhất 2024
Để hỗ trợ quý anh chị trong việc lựa chọn những ý tưởng truyền thông trường học hiệu quả, DotB đã tổng hợp 7 ý tưởng sáng tạo và nổi bật nhất cho năm 2024. Những ý tưởng này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả giáo dục mà còn góp phần xây dựng hình ảnh tích cực và ấn tượng cho nhà trường.
Tổ chức workshop “Hội đêm trăng rằm” cho học viên ở trung tâm
Nhằm kết hợp hiệu quả giữa giáo dục và giải trí, tổ chức workshop “Hội đêm trăng rằm” là một ý tưởng truyền thông trường học sáng tạo. Các hoạt động trong sự kiện này có thể bao gồm làm đèn lồng, kể những câu chuyện cổ tích và các trò chơi truyền thống. Buổi workshop sẽ giúp học viên có cơ hội tìm hiểu về văn hóa truyền thống, đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa học viên và trung tâm.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để phụ huynh thấy được sự quan tâm chu đáo của trung tâm đến sự phát triển toàn diện của con em họ, từ đó củng cố lòng tin và sự ủng hộ. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui mà còn tạo ra môi trường học tập tích cực, giúp học viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tập và tham gia các hoạt động của trung tâm.
Chương trình tặng Balo phiên bản giới hạn cho học viên mùa “Back to school”
Tháng 9 là thời điểm nhiều học sinh, sinh viên quay lại trường để tiếp tục quá trình học tập của mình, hay còn gọi là “Back to school.” Chiến dịch tặng Balo phiên bản giới hạn là một ý tưởng truyền thông trường học vô cùng thu hút. Quà tặng là chiếc balo không chỉ hữu ích mà còn giúp quảng bá thương hiệu cho trung tâm khi học sinh mang đến trường hàng ngày.
Đồng thời, việc sở hữu một chiếc balo phiên bản giới hạn khiến học viên cảm thấy đặc biệt và tự hào, từ đó tạo ra mối liên kết tích cực với trung tâm. Chương trình này có thể kèm theo các hoạt động như giới thiệu về các khóa học mới, giúp thu hút sự quan tâm của cả học sinh mới và học sinh cũ.
Tổ chức mini game online đố vui có thưởng tăng tương tác trên các nền tảng
Tổ chức mini game online đố vui có thưởng là một cách tuyệt vời để tăng cường tương tác với học viên trên các nền tảng trực tuyến. Những trò chơi đố vui không chỉ thu hút sự tham gia của học sinh mà còn giúp lan tỏa thông điệp giáo dục một cách nhẹ nhàng và thú vị.
Các phần thưởng hấp dẫn sẽ kích thích sự hứng thú và tham gia tích cực từ phía học sinh. Đồng thời, hoạt động này còn giúp trung tâm xây dựng một cộng đồng trực tuyến năng động, tạo điều kiện để quảng bá các chương trình học và hoạt động khác của trung tâm.
Sáng tạo short video chủ đề “Back to school”
Với thời đại mạng xã hội đang ngày càng phát triển thì dẫn đến việc hầu như trong mỗi chúng ta đều dàng ra ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để lượt các trạng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… Từ đó mà xu hướng short video đang được lan tỏa và thu hút được bao sự chú ý của người dùng.
Những ý tưởng truyền trường học như xây dựng video ngắn với các chủ đề hấp dẫn như “Phụ huynh trẻ bỡ ngỡ vì lần đầu chọn trường cho bé”, “Mua dụng cụ học tập nhập học”, hay “Giới thiệu cơ sở vật chất và chương trình đào tạo của trung tâm” sẽ thu hút sự chú ý của cả phụ huynh và học sinh. Những video này không chỉ cung cấp thông tin hữu ích mà còn tạo dựng hình ảnh thân thiện, chuyên nghiệp của trung tâm, giúp tăng cường sự nhận diện thương hiệu.
Kết hợp với các đối tác văn phòng phẩm tổ chức workshop
Kết hợp với các đối tác văn phòng phẩm để tổ chức workshop là một ý tưởng hợp tác win-win, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Workshop này có thể bao gồm các hoạt động hướng dẫn làm đồ thủ công, trang trí dụng cụ học tập, hoặc các kỹ năng cần thiết cho học sinh.
Sự kết hợp này không chỉ mang lại giá trị bổ sung cho học viên mà còn giúp quảng bá sản phẩm của đối tác. Đồng thời, trung tâm có thể tận dụng cơ hội này để giới thiệu về các chương trình học và dịch vụ của mình đến một lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn.
Đăng ký học tập, tặng voucher mua sắm cho mẹ bỉm
Chương trình đăng ký học tập kèm tặng voucher mua sắm cho mẹ bỉm là một cách tiếp cận khách hàng mục tiêu thông minh. Voucher mua sắm không chỉ là một phần thưởng hấp dẫn mà còn giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ.
Hoạt động này không chỉ thúc đẩy quyết định đăng ký học của phụ huynh mà còn tạo ra một cảm giác quan tâm và hỗ trợ từ phía trung tâm, giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lòng tin với khách hàng.
Podcast chủ đề “Lần đầu làm bố mẹ”
Podcast với chủ đề “Lần đầu làm bố mẹ” là một ý tưởng truyền thông độc đáo và hiệu quả, đặc biệt khi mời các nghệ sĩ, KOL, hoặc Tiktoker có sức ảnh hưởng như Thanh Trần, diễn viên Ngọc Lan, Mẹ bỉm babykopohome,…
Thông qua podcast, trung tâm có thể chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu về việc nuôi dạy con cái, đồng thời tạo ra một kênh giao tiếp thân thiện và gần gũi với phụ huynh. Những chia sẻ chân thực từ các nhân vật có ảnh hưởng sẽ giúp thu hút sự chú ý và lòng tin từ phụ huynh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá các chương trình học và dịch vụ của trung tâm.
Doanh nghiệp giáo dục cần làm gì để đủ sức hút trong mùa tựu trường 2024?
Dưới đây là những điều mà doanh nghiệp cần làm để tăng cường sức hút cho trung tâm của mình trong mùa tựu trường năm 2024
Xây dựng các hoạt động truyền thông liên tục và có sự đồng nhất trên các nền tảng
Sự liên tục và thống nhất trên các nền tảng là yếu tố cần có khi xây dựng ý tưởng truyền thông trường học. Doanh nghiệp giáo dục cần phát triển một kế hoạch truyền thông đảm bảo sự thống nhất, đồng thời thông điệp chính phải được truyền tải một cách rõ ràng và liên tục trên tất cả các kênh truyền thông như website, mạng xã hội, email và các nền tảng khác.
Việc này giúp trung tâm tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy, đồng thời tăng cường nhận diện thương hiệu và duy trì sự quan tâm từ phía khách hàng tiềm năng. Thông qua các hoạt động truyền thông liên tục và đồng nhất, trung tâm có thể thu hút và giữ chân học sinh, phụ huynh, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.
Để đảm bảo sự liên tục và thống nhất trong các hoạt động truyền thông, việc ứng dụng công nghệ quản lý là một giải pháp vô cùng hiệu quả. Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo DotB EMS, với tính năng tự động hóa marketing (automation marketing), cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ mạnh mẽ để thực hiện các chiến dịch truyền thông một cách đồng bộ và chính xác.
Xây dựng các hoạt động tăng tương tác trên các nền tảng MXH
Các hoạt động tăng tương tác trên mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing cho trường học. Doanh nghiệp giáo dục nên tổ chức các mini game, cuộc thi, livestream, và các bài đăng thú vị để thu hút sự tham gia của học sinh và phụ huynh.
Những hoạt động này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa trung tâm và học sinh mà còn giúp lan tỏa thông điệp giáo dục một cách hiệu quả. Sự tương tác liên tục trên mạng xã hội cũng giúp tăng cường sự hiện diện của trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá các chương trình học và hoạt động khác.
Sử dụng các công cụ Digital
Quảng cáo trên các nền tảng số như Google, Facebook, Instagram giúp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, việc thu thập dữ liệu từ các chiến dịch quảng cáo và sử dụng các công cụ Automation Marketing giúp tối ưu hóa quy trình marketing, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đảm bảo nội bộ phải hiểu ý nghĩa của chiến dịch truyền thông
Để chiến dịch truyền thông đạt được hiệu quả cao nhất, điều quan trọng là đảm bảo toàn bộ đội ngũ nội bộ hiểu rõ ý nghĩa và mục tiêu của chiến dịch. Sự hiểu biết này giúp tất cả các thành viên trong doanh nghiệp giáo dục phối hợp chặt chẽ và đồng nhất trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông.
Khi tất cả nhân viên đều hiểu rõ vai trò của mình trong chiến dịch, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và đóng góp tích cực vào việc đạt được các mục tiêu marketing cho trường học. Sự hợp tác này không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, đồng thời giúp chiến dịch truyền thông đạt được kết quả tốt nhất.
Kết hợp khối phòng ban Tuyển sinh – Marketing – Giáo viên
Sự phối hợp giữa các phòng ban giúp đảm bảo thông tin và mục tiêu truyền thông được thống nhất, tạo ra một chiến lược tổng thể mạnh mẽ và liên kết.
- Phòng Marketing: sẽ chịu trách nhiệm tạo ra các chiến dịch hấp dẫn và hiệu quả,
- Phòng Tuyển sinh: sẽ đảm bảo quy trình tuyển sinh diễn ra suôn sẻ,
- Giáo viên: đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nội dung và giữ liên lạc với phụ huynh và học sinh.
Sự kết hợp này tạo ra một môi trường làm việc đồng bộ, từ đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động truyền thông và thu hút học sinh mới trong mùa tựu trường.
Tham khảo 5 kịch bản telesale hút nhất năm 2024
Kịch bản telesale tuyển sinh tặng giáo trình
Bước 1: Chào hỏi và xác định nhu cầu
“Xin chào, tôi là [Tên] từ [Tên trung tâm/Trường học]. Tôi gọi để hiểu rõ hơn về mục tiêu học tập của anh/chị và tư vấn về các khóa học phù hợp. Anh/chị hiện đang quan tâm đến loại khóa học nào ạ?”
Bước 2: Giới thiệu khóa học phù hợp
“Dựa trên thông tin anh/chị chia sẻ, tôi tin rằng khóa học [Tên khóa học] sẽ là lựa chọn phù hợp. Khóa học này tập trung vào [nội dung chính], và sẽ giúp đạt được [mục tiêu cụ thể của anh/chị].”
Bước 3: Lợi ích và đặc điểm nổi bật
“Những lợi ích khi tham gia khóa học bao gồm [lợi ích 1], [lợi ích 2]. Đặc biệt, chúng tôi còn tặng giáo trình miễn phí, điều này không chỉ hỗ trợ học sinh trong việc học mà còn giúp gia đình tiết kiệm chi phí. Giáo trình này được thiết kế đặc biệt để phù hợp với chương trình học của khóa học.”
Bước 4: Khích lệ hành động và thu thập thông tin
“Anh/chị có muốn tham gia buổi thông tin miễn phí về khóa học để nhận thêm thông tin về giáo trình và chương trình học không? Tôi sẽ sắp xếp lịch vào thời gian phù hợp nhất cho anh/chị và ghi nhận thông tin liên lạc của anh/chị để tiếp tục tư vấn.”
Kịch bản telesale tặng buổi học thử cho bé
Bước 1: Chào hỏi và xác định nhu cầu
“Xin chào, tôi là [Tên] từ [Tên trung tâm/Trường học]. Tôi gọi để tìm hiểu về nhu cầu học tập của bé. Anh/chị có đang tìm kiếm khóa học nào đặc biệt cho bé không ạ?”
Bước 2: Giới thiệu khóa học phù hợp
“Dựa trên thông tin anh/chị cung cấp, tôi nghĩ rằng khóa học [Tên khóa học] là sự lựa chọn lý tưởng. Khóa học này giúp bé [nội dung chính], và đáp ứng nhu cầu học tập của bé một cách hiệu quả.”
Bước 3: Lợi ích và đặc điểm nổi bật
“Chúng tôi đang tặng buổi học thử miễn phí để bé có cơ hội trải nghiệm lớp học trước khi đăng ký chính thức. Lợi ích của buổi học thử bao gồm việc bé có thể làm quen với giảng viên và môi trường học tập mà không mất chi phí. Điều này giúp phụ huynh đánh giá được chất lượng giảng dạy của chúng tôi.”
Bước 4: Khích lệ hành động và thu thập thông tin
“Anh/chị có muốn sắp xếp buổi học thử cho bé ngay không? Tôi có thể giúp anh/chị chọn thời gian phù hợp và ghi nhận thông tin liên lạc để tiếp tục hỗ trợ.”
Kịch bản tặng buổi tham gia workshop miễn phí
Bước 1: Chào hỏi và xác định nhu cầu
“Xin chào, tôi là [Tên] từ [Tên trung tâm/Trường học]. Tôi muốn tìm hiểu về những nhu cầu học tập của anh/chị và xem chúng tôi có thể cung cấp thông tin gì hữu ích cho anh/chị. Anh/chị có quan tâm đến các workshop giáo dục không ạ?”
Bước 2: Giới thiệu khóa học phù hợp
“Dựa trên nhu cầu của anh/chị, tôi nghĩ rằng khóa học [Tên khóa học] sẽ rất phù hợp. Chúng tôi đang tổ chức một buổi workshop miễn phí về [chủ đề workshop], sẽ giúp anh/chị hiểu rõ hơn về chương trình học và các phương pháp giảng dạy của chúng tôi.”
Bước 3: Lợi ích và đặc điểm nổi bật
“Buổi workshop miễn phí này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về khóa học và cơ hội trải nghiệm trực tiếp môi trường học tập. Đây là cách tuyệt vời để anh/chị có thể đánh giá chất lượng và quyết định liệu khóa học có phù hợp với nhu cầu của anh/chị hay không.”
Bước 4: Khích lệ hành động và thu thập thông tin
“Anh/chị có muốn đăng ký tham gia workshop miễn phí này không? Tôi sẽ giúp anh/chị sắp xếp thời gian và ghi nhận thông tin liên lạc để tiếp tục hỗ trợ.”
Tặng bài kiểm tra năng lực của bé
Bước 1: Chào hỏi và xác định nhu cầu
“Xin chào, tôi là [Tên] từ [Tên trung tâm/Trường học]. Tôi muốn tìm hiểu thêm về nhu cầu học tập của bé để có thể cung cấp thông tin chính xác nhất. Anh/chị có quan tâm đến việc đánh giá năng lực hiện tại của bé không ạ?”
Bước 2: Giới thiệu khóa học phù hợp
“Dựa trên mục tiêu học tập của bé, tôi nghĩ rằng khóa học [Tên khóa học] là lựa chọn phù hợp. Để đảm bảo sự phù hợp, chúng tôi đang tặng bài kiểm tra năng lực miễn phí cho bé, giúp xác định trình độ và nhu cầu học tập cụ thể.”
Bước 3: Lợi ích và đặc điểm nổi bật
“Việc tặng bài kiểm tra năng lực giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về khả năng hiện tại của bé và xác định khóa học nào là phù hợp nhất. Bài kiểm tra này không chỉ giúp cá nhân hóa chương trình học mà còn cung cấp thông tin quý giá để điều chỉnh phương pháp giảng dạy.”
Bước 4: Khích lệ hành động và thu thập thông tin
“Anh/chị có muốn nhận bài kiểm tra năng lực miễn phí cho bé không? Tôi sẽ sắp xếp thời gian để bé thực hiện bài kiểm tra và ghi nhận thông tin liên lạc để tiếp tục tư vấn.”
Chương trình ưu đãi trong tháng
Bước 1: Chào hỏi và xác định nhu cầu
“Xin chào, tôi là [Tên] từ [Tên trung tâm/Trường học]. Tôi gọi để hiểu rõ hơn về nhu cầu học tập của anh/chị và thông báo về các chương trình ưu đãi hiện tại. Anh/chị có đang tìm kiếm các khóa học với ưu đãi đặc biệt không ạ?”
Bước 2: Giới thiệu khóa học phù hợp
“Dựa trên thông tin anh/chị chia sẻ, tôi nghĩ rằng khóa học [Tên khóa học] sẽ phù hợp với nhu cầu của anh/chị. Hiện tại, chúng tôi có chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng này, giúp giảm chi phí học tập đáng kể.”
Bước 3: Lợi ích và đặc điểm nổi bật
“Chương trình ưu đãi trong tháng này cung cấp [lợi ích ưu đãi], giúp anh/chị tiết kiệm chi phí và nhận được các dịch vụ bổ sung. Đây là cơ hội tuyệt vời để đăng ký khóa học với giá ưu đãi và nhận được các lợi ích khác từ trung tâm.”
Bước 4: Khích lệ hành động và thu thập thông tin
“Anh/chị có muốn tìm hiểu thêm về chương trình ưu đãi và đăng ký khóa học ngay hôm nay không? Tôi sẽ giúp anh/chị sắp xếp thời gian và ghi nhận thông tin liên lạc để tiếp tục hỗ trợ.”
Tổng kết
Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp quý anh chị có thêm nhiều ý tưởng truyền thông trường học cho doanh nghiệp của mình. Nếu cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ nào, quý độc giả có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 096.126.9091 hoặc ghé thăm Fanpage DotB để được tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng và chi tiết!