Năm 2025, kỷ nguyên về công nghệ và AI bắt đầu chinh phục thị trường Giáo dục, mở ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều thách thức. Doanh nghiệp giáo dục có nên chuyển đổi số không, là cơ hội hay những rủi ro tiềm ẩn. Cùng chuyên gia của DotB giải đáp ngay bên dưới bài viết này!
Tổng quan về thị trường giáo dục 2025
Bối cảnh thị trường giáo dục 2025
Thị trường giáo dục toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây, dự tính sẽ tăng từ 3565,29 tỷ đô la năm 2024 lên 3863,78 tỷ đô la vào 2025. Trong đó, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,4%.
Với sự tăng trưởng đáng kỳ vọng trong giai đoạn này là chịu sự tác động của tăng trưởng danh số, nguồn tài chính được tài trợ từ chính phủ, toàn cầu hóa, xu hướng nhân khẩu học và các chính sách về giáo dục của nhà nước.
Dự báo tăng trưởng của thị trường ngành dịch vụ giáo dục
Theo The Business Research company, quy mô thị trường dịch vụ giáo dục dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong 2-3 năm tới.
Dự kiến thị trường tăng lên 5126,09 tỷ đô la vào năm 2029 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,3%. Sự tăng trưởng trong giai đoạn dự báo có thể đến từ các mô hình đào tạo trực tuyến, học tập từ xa, học tập suốt đời, và hợp tác toàn cầu.
Các xu hướng dự đoán bao gồm học tập vi mô và nội dung ngắn gọn, đào tạo và nâng cao kỹ năng doanh nghiệp, cá nhân hóa học tập với AI, ứng dụng VR và AR trong mô hình đào tạo K-12,…
- Trị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng CAGR lên đến 7,75%, đạt ngưỡng 564,785 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030 và đạt 388,804 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.
- Trong đó, quy mô thị trường giáo dục đại học tại Việt Nam dự kiến tăng thêm 616,6 triệu đô la Mỹ, với tốc độ tăng trưởng kém hàng năm (CAGR là 15,6% trong giai đoạn 2024 – 2029.
Xem thêm: 9 xu hướng giáo dục nổi bật nhất 2025
Doanh nghiệp giáo dục có nên chuyển đổi số không? – Giải đáp
Thị trường giáo dục toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh bởi các hình thức học tập kết hợp công nghệ như: Mô hình đào tạo trực tuyến, mô hình cá nhân hóa học tập với AI, kết hợp AR & VR trong lĩnh vực nghiên cứu,…đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các Tổ chức.
Đây vừa là cơ hội nhưng cũng chính là thách thực cho các tổ chức giáo dục Việt Nam, các nhà lãnh đạo băn khoăn “Doanh nghiệp giáo dục có nên chuyển đổi số không?”. Bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ phân tích những lợi ích cho tổ chức của bạn.
Bắt kịp xu hướng công nghệ của thị trường
Chuyển đổi số là cơ hội giúp các tổ chức giáo dục Việt Nam nhanh chóng bắt kịp xu hướng với thị trường giáo dục toàn cầu, trong đó phải kể đến các chiến lược ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và đào tạo thu hút một lượng lớn sinh viên/học sinh khu vực Đông Nam Á, mở ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường.
Bởi trong khu vực Đông Dương nói riêng và khu vực Đông Nam Á, các tổ chức giáo dục Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất tại các mô hình đào tạo K-12 Quốc Tế, trường Đại học Quốc gia và Tư thục.
Không chỉ ứng dụng công nghệ (AI, IoT, Big data,..) vào chương trình đào tạo mà các tổ chức giáo dục Việt Nam nên chú trọng vào chuyển đổi số mô hình quản trị doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý và vận hành giúp đáp ứng được kỳ vọng của người lao động về việc cải thiện khối lượng công việc, nâng cao hiệu suất cũng như đáp ứng nhu cầu quản trị và lãnh đạo của ban lãnh đạo.
Đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên/học viên
Sự phát triển của chuyển đổi số không chỉ mang lại công cụ mà còn mở rộng cách tiếp cận việc dạy và học, đảm bảo hiệu quả hơn:
- Đối với giáo viên: Công nghệ hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng cá nhân hóa, theo dõi tiến trình học của từng học viên và sử dụng dữ liệu để điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Họ có thể tận dụng các công cụ như AI để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của học viên nhằm đưa ra lộ trình học tập phù hợp.
- Đối với học viên: Công nghệ tạo điều kiện cho học viên học tập mọi lúc, mọi nơi. Họ có thể tiếp cận các bài giảng chất lượng cao, tài liệu đa dạng, và tham gia vào các khóa học thực tế hơn, giúp họ nắm vững kiến thức và kỹ năng trong thời gian ngắn hơn.
Lợi thế cạnh tranh – Cơ hội dẫn đầu của tổ chức giáo dục
Chuyển đổi số không chỉ là một bước tiến cần thiết mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể:
- Tăng khả năng thu hút học viên: Những tổ chức giáo dục ứng dụng công nghệ hiện đại thường thu hút học viên tốt hơn nhờ trải nghiệm học tập đa dạng, thuận tiện và hiệu quả.
- Tối ưu hóa quy trình vận hành: Số hóa giúp giảm thiểu chi phí vận hành như in ấn, quản lý tài liệu và tăng hiệu suất của nhân sự. Hệ thống CRM tích hợp quản lý học viên có thể hỗ trợ tự động hóa nhiều nghiệp vụ như tuyển sinh, quản lý học phí và đánh giá hiệu quả đào tạo.
- Tạo sự khác biệt: Những tổ chức tiên phong trong việc áp dụng chuyển đổi số có thể trở thành chuẩn mực mới trong ngành giáo dục, từ đó định vị thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Những thách thức của các tổ chức giáo dục trong bước đầu chuyển đổi số
Chi phí đầu tư khá cao (Đầu tư công nghệ và nhân sự)
- Chi phí công nghệ: Để triển khai mô hình công nghệ như sử dụng AI trong giảng dạy, sử dụng LMS đào tạo mô hình học tập trực tuyến, ứng dụng phần mềm quản lý giáo dục cần tổ chức phải đầu tư chi phí ban đầu. Đây là các khoản chi phí về hệ thống, hạ tầng, chi phí duy trì,…
- Chi phí nhân sự: Không chỉ là đầu tư vào công nghệ, các tổ chức giáo dục còn phải đào tạo nhân viên và giáo viên để sử dụng các công cụ mới. Việc tuyển dụng các chuyên gia công nghệ thông tin hoặc đội ngũ kỹ thuật viên quản lý hệ thống cũng tốn kém đáng kể. Chính vì vậy nhiều tổ chức lựa chọn việc thuê phần mềm bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ “Cho thuê các giải pháp quản lý giáo dục” để tinh gọn chi phí về nhân sự.
Nhân sự và giáo viên không sẵn sàng chuyển đổi
- Kháng cự thay đổi: Một số giáo viên và nhân viên hành chính vẫn quen với các phương pháp truyền thống, thiếu động lực hoặc cảm thấy lo ngại về việc phải học cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số.
- Thiếu kỹ năng: Nhiều giáo viên không có kiến thức hoặc kỹ năng sử dụng công nghệ. Điều này tạo ra khoảng cách lớn giữa kỳ vọng và khả năng thực hiện, dẫn đến hiệu suất sử dụng công cụ thấp trong giai đoạn đầu.
Chưa có kinh nghiệm và lộ trình triển khai
- Thiếu lộ trình cụ thể: Các tổ chức giáo dục thường không biết bắt đầu từ đâu hoặc nên tập trung vào những mảng nào khi triển khai chuyển đổi số. Điều này dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực hoặc triển khai sai cách.
- Không có kinh nghiệm thực tế: Đối với nhiều đơn vị, chuyển đổi số vẫn là khái niệm mới mẻ. Thiếu sự hướng dẫn từ các chuyên gia hoặc đối tác có kinh nghiệm khiến việc triển khai gặp nhiều trở ngại và kéo dài thời gian hoàn thành.
Vấn đề về quản lý và bảo mật dữ liệu
- Quản lý dữ liệu: Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải lưu trữ và quản lý lượng lớn dữ liệu học viên, giáo viên và các hoạt động đào tạo. Việc sắp xếp dữ liệu từ các nguồn khác nhau một cách hiệu quả là một thách thức lớn.
- Bảo mật: Hệ thống công nghệ luôn tiềm ẩn rủi ro về bảo mật, như các cuộc tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu hoặc truy cập trái phép. Các tổ chức giáo dục cần đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp bảo mật, điều này làm tăng thêm chi phí và độ phức tạp.
Không thích ứng kịp xu hướng công nghệ
- Công nghệ thay đổi nhanh chóng: Nhiều tổ chức giáo dục không đủ khả năng hoặc nguồn lực để cập nhật liên tục các xu hướng mới trong công nghệ. Ví dụ, các giải pháp AI, học máy (machine learning) hay thực tế ảo (VR) thường yêu cầu kiến thức và kỹ năng chuyên sâu mà nhiều đơn vị không kịp thích ứng.
- Lỗi thời nhanh: Việc đầu tư vào công nghệ cũ mà không có kế hoạch nâng cấp dễ dẫn đến tình trạng lỗi thời, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Xem ngay, lộ trình chuyển đổi số chuẩn chỉnh nhất dành cho các tổ chức giáo dục!
Để chuyển đổi số thành công, các tổ chức giáo dục cần chuẩn bị lộ trình chuyển đổi chỉn chu nhất có thể. Dưới đây là toàn bộ lộ trình chuyển đổi số mà các tổ chức giáo dục có thể tham khảo:
Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp
Trước khi bắt đầu chuyển đổi số doanh nghiệp cần phải đánh giá chi tiết về mức độ cần của tổ chức, cũng như đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp có thật sự phù hợp để chuyển đổi không? Nếu doanh nghiệp đang gặp các vấn đề về nhân sự, tài chính, dữ liệu,…cần phải được nhanh chóng xử lý trước khi bắt đầu chuyển đổi số.
Giai đoạn 2: Khảo sát và nghiên cứu các hệ thống phù hợp
Các tổ chức giáo dục cần khảo sát, nghiên cứu nhiều đơn vị cung cấp để so sánh về tính năng, mức độ đáp ứng, chi phí, tiềm lực,…để lựa chọn đơn giải pháp phủ hợp nhất với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp cần phần mềm quản lý CRM giáo dục, doanh nghiệp chỉ nên tìm các giải pháp cung cấp chuyên biệt CRM Edu, tránh tìm kiếm các giải pháp không khớp với nghiệp vụ.
Giai đoạn 3: Lựa chọn đơn vị triển khai
Sau khi đánh giá tìm hiểu giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, nhà quản trị cũng cần tìm hiểu và đánh giá tiềm lực của đơn vị triển khai. Đánh giá dựa vào khả năng của sản phẩm, năng lực công nghệ của đơn vị cung cấp, kinh nghiệm triển khai,…thông qua các case study và những doanh nghiệp cùng ngành đang sử dụng.
Giai đoạn 4: Làm việc với đội ngũ triển khai
Để triển khai thành công dự án chuyển đổi số cho các tổ chức giáo dục, doanh nghiệp cần có thời gian làm việc và tìm hiểu giải pháp cùng đội ngũ triển khai. Tổ chức giáo dục cần đề xuất các trưởng phòng/ quản lý làm việc trực tiếp với đội ngũ để đánh giá mức độ hiệu quả của giải pháp.
Song song đó, đội ngũ nội bộ tại công ty cũng cần đánh giá, yêu cầu những thay đổi về tính năng (Customize) để phù hợp với nghiệp vụ hiện tại của tổ chức trước khi áp dụng thực tế cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Tiếp nhận hệ thống và đào tạo nhân sự nội bộ
Nhân sự các phòng ban cần được hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp hoăc online thường xuyên để đảm bảo nhân viên đều nắm được cách sử dụng hệ thống. Đội ngũ triển khai phải cam kết hoàn thành mục tiêu đào tạo cho toàn bộ nhân sự của tổ chức biết cách sử dụng và thao tác.
Bên cạnh đó, đơn vị cung cấp cần cam kết hỗ trợ xuyên suốt trong quá trình sử dụng của tổ chức để đảm bảo mọi vấn đề về kỹ thuật hay thao tác sử dụng đều được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Kết luận và lời khuyên từ chuyên gia
Dựa vào những dữ liệu dự đoán tăng trưởng ngành giáo dục Toàn cầu và các mô hình đào tạo tại thị trường Việt Nam đã mở ra cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025 của các tổ chức giáo dục.
Với băn khoăn “Doanh nghiệp giáo dục có nên chuyển đổi số không?”, chuyên gia của chúng tôi nhận định việc chuyển đổi số hoàn toàn dựa trên quyết định của doanh nghiệp. Tuy nhiên dựa trên số liệu cho thấy rằng chỉ số trong năm 2025 đều là những minh chứng cho cơ hội cho các tổ chức giáo dục.
Nếu anh/chị nhà quản trị có mong muốn chuyển đổi số, đang tìm hiểu đơn vị triển khai các giải pháp quản lý hiệu quả có thể liên hệ đến chúng tôi qua hotline…hoặc nhắn tin về fanpage DotB, hoặc đăng ký tư vấn tại đây, để được đội ngũ của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!